Nhiều bạn than phiền gặp phải hiện tượng mọc răng khôn trong khi chỉnh nha. Điều này không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của niềng răng. Vậy làm gì khi gặp phải tình trạng mọc răng khôn khi đang niềng răng? Hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục lục
Răng khôn là gì?
Răng khôn thực chất là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, chúng có tên gọi khác là răng số 8. Khác với những chiếc răng hàm thông thường, răng khôn không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà thường xuất hiện cuối cùng, thường ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.
Những chiếc răng khôn mọc sau cùng trên vòm miệng nên thường gặp phải tình trạng không đủ chỗ để chúng có thể mọc bình thường. Do đó, răng khôn bị mọc lệch, mọc chen chỗ răng khác, xô lẫn nhau khiến bạn chịu cảm giác sưng đau khó chịu. Một số chiếc răng khôn nhú được lên khỏi lợi một phần thì tắc lại và ngừng mọc vĩnh viễn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như vùng nướu răng bị sưng tấy, thức ăn dễ tích lại gây hôi miệng, viêm nướu…
Mọc răng khôn không có ý nghĩa về chức năng nhai bởi hàm răng 28 chiếc đã đủ để chúng ta ăn uống bình thường. Hơn thế nữa, răng khôn nằm sâu trong hàm nên hầu như cũng không mang ý nghĩa về thẩm mỹ mà thậm chí còn dẫn tới xô lệch gây mất thẩm mỹ.
Răng khôn mọc ở đâu? Mọc khi nào?
Răng khôn thường mọc sau cùng, khi các răng khác đã “yên vị” tại vị trí của nó.
Hàm răng của con người bao gồm 32 chiếc răng, trong đó có 4 chiếc là răng khôn. Hai cái mọc hàm trên, 2 cái mọc ở hàm dưới. Chúng là những chiếc răng mọc sau cùng của hàm răng và nằm ở vị trí trong cùng hàm.
Thông thường, răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25. Đôi khi, răng khôn cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Trong đó, răng khôn mọc có thể rơi vào 2 trường hợp như sau:
- Mọc đủ 32 răng sau 18 tuổi bạn không phải lo lắng về vấn đề răng khôn nữa.
- Sau 18 tuổi mà hàm răng vẫn chưa mọc đủ 32 răng thì nguy cơ mọc răng khôn là rất cao.
Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và cũng được coi là chiếc răng phiền toái nhất. Khi chúng xuất hiện kéo theo vô vàn rắc rối. Hãy cùng điểm danh dấu hiệu mọc sau đây để nhận biết sự xuất hiện của những chiếc răng khôn nhé.
Xuất hiện những cơn đau nhức theo từng đợt: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và dễ nhận biết ngay từ khi răng chưa nhú. Hầu hết mọi người đều có cảm giác đau nhức kéo dài theo từng đợt rất khó chịu. Để phân biệt mọc răng khôn khác với đau răng thông thường, bạn hãy để ý đau răng khôn thường không liền mạch mà thường kéo dài từ 5 – 7 ngày. Và sau đó lại tiếp tục xuất hiện ở đợt mọc răng tiếp theo, có thể là vài tháng thậm chí lâu hơn.
Đau nhức ở phần lợi trong cùng: Vị trí của răng khôn đa phần nằm ở trong cùng của khuôn hàm. Thời điểm răng khôn mọc, những chiếc răng khác đã yên vị tại vị trí của mình. Răng khôn mọc cuối cùng nên thường không còn chỗ đứng nữa, buộc phải chen chúc với những chiếc răng còn lại. Do đó, khi răng khôn mọc bạn sẽ cảm nhận được sự đau nhức ở vùng lợi trong cùng này.
Mọc răng khôn khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
Lợi sưng và tấy đỏ: Răng khôn mọc có thể nhú lên đôi chút, hoặc có trường hợp không thể nhú lên thì mọc ngược, mọc ngầm. Tại vị trí răng khôn mọc, lợi thường bị đội lên gây tấy đỏ khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức khó chịu. Nếu vào thời điểm răng đang cố gắng mọc lên và tách nướu, cơn đau nhức tăng lên rất nhiều lần. Phần nướu bị tách thường ít bám được vào răng khôn, chúng bị thừa ra ngoài tạo thành khoảng trống dễ làm vị khuẩn lưu trú hoặc thức ăn đọng lại gây viêm nhiễm.
Bị sốt: Một số trường hợp răng khôn mọc khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí bị sốt kéo dài. Nướu sưng đỏ, cơ miệng cũng không cử động linh hoạt được như trước.
Ăn uống không ngon miệng: Khi răng khôn mọc lên bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tình trạng này tiếp diễn kéo dài khiến bạn ăn uống không còn ngon miệng nữa.
Hơi thở có mùi hôi: Răng khôn mọc lên làm vùng nướu bị tổn thương. Thức ăn thừa bám ở vùng răng sâu bên trong rất khó vệ sinh từ đó gây ra mùi hôi rất khó chịu.
Tác hại của răng khôn như thế nào?
Răng khôn xuất hiện muộn khi vòm miệng thường không còn đủ chỗ để chúng mọc bình thường nữa. Do đó, rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi dẫn tới mọc lệch, mọc chen chỗ của răng khác, xô lẫn nhau gây sưng, đau đớn. Thực tế, răng khôn không có tác dụng về chức năng nhai cũng như thẩm mỹ. Nói cách khác chúng chính là “kẻ thù” của nhiều người vì mang lại vô số phiền toái và đau đớn. Dưới đây là một số tác hại mà bạn phải đối mặt khi mọc răng khôn:
- Gây sưng đau: Răng khôn mọc lên đâm vào lợi khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ kèm theo hiện tượng lợi bị sưng, sưng má rất khó chịu.
- Viêm lợi trùm: Đây là tình trạng nhiễm trùng gặp khá phổ biến trong quá trình mọc răng khôn. Biểu hiện là viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn, thậm chí còn kèm theo các triệu chứng như sốt, sưng, hôi miệng thậm chí người bệnh không thể mở miệng to.
- Sâu răng, viêm tủy: Vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng hàm nên việc vệ sinh gặp khá nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi răng khôn mọc lệch, mọc ngang khiến thức ăn thừa tích tụ lại làm tăng nguy cơ gây sâu răng, viêm tủy.
- Phá hủy các răng bên cạnh: Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, chen lấn sang các răng bên cạnh khiến răng đó bị lung lay, tiêu xương khiến chúng gặp phải nhiều “nguy hiểm”. Nếu răng khôn mọc kẹt có thể làm hỏng các răng nằm phía trước do các răng mọc chen chúc, nhồi nhét nên không có đủ không gian để phát triển bình thường.
- U nang xương hàm: Khi răng khôn mọc ngầm có thể gây ra tình trạng u nang xương hàm, răng bị tổn thương thậm chí gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh.
Xem thêm: Răng chết tủy có niềng được không?
Mọc răng khôn khi đang niềng răng phải làm sao?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Đây là phương pháp dịch chuyển răng bằng cách sử dụng các khí cụ chuyên dụng để giúp bạn sở hữu hàm răng cân đối và đều đẹp. Niềng răng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp khắc phục nhược điểm về phát âm, cải thiện khó khăn trong ăn uống và phòng ngừa một số bệnh răng miệng.
Thông thường, quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 1.5 – 2 năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, mức độ lệch lạc của răng và kế hoạch chỉnh nha mà bạn và bác sĩ đã chọn lựa.
Trong quá trình chỉnh nha có thể xảy ra tình trạng mọc răng khôn khiến bạn không khỏi lo lắng. Vị trí và thời điểm mọc răng khôn khá đặc biệt. Khi răng khôn trồi lên có thể xô đẩy các răng xung quanh gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả niềng răng. Vì thế, trong thời gian đeo niềng răng bạn vẫn có thể nhổ răng khôn. Điều này còn mang lại nhiều lợi ích tích cực giúp chấm dứt tình trạng sưng đau do mọc răng, duy trì hiệu quả chỉnh nha cũng như sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Bạn cũng không nên quá lo lắng khi răng khôn mọc trong quá trình niềng răng. Với sự hỗ trợ của các dụng cụ, thiết bị nha khoa hiện đại quá trình nhổ răng khôn diễn ra khá nhanh chóng và nhẹ nhàng, ít sang chấn, chảy máu và nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ đi. Với những chiếc răng mọc thẳng, có nguy cơ biến chứng thấp có thể được giữ lại. Để có được thông tin chính xác nhất, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và xử lý đúng cách.
Đọc thêm: Những lý do bạn nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn khi đang niềng răng
Răng khôn mọc lệch lạc gây ảnh hưởng tới kết quả của quá trình niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.
- Hiện tượng chảy máu: Hiện tượng vết nhổ rỉ máu khiến nước bọt có màu hồng là hoàn toàn bình thường khi nhổ răng khôn. Bạn không nên khạc nhổ để tránh gây ảnh hưởng tới cục máu đông. Hãy thay gạc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ nhé.
- Đau nhức: Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng đau nhức sẽ không tránh khỏi. Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong 24 giờ đầu, bạn có thể chườm đá lên vùng má ở bên ngoài vết mổ nhằm giảm đau. Hãy bọc đá trong khăn hoặc túi vải, không nên chườm trực tiếp lên da.
- Sưng và bầm tím: Sau khoảng 24 – 48 giờ bạn nên chườm nóng nhằm giảm sưng hiệu quả. Tình trạng này sẽ giảm dần sau 2 – 3 ngày.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Bạn nên nghỉ ngơi trong phần còn lại của ngày sau khi nhổ răng khôn. Không nên hoạt động nặng trong ít nhất 1 tuần sau khi nhổ răng để tránh gây ảnh hưởng tới cục máu đông.
- Chế độ ăn: Hãy bổ sung đủ nước, hạn chế thực phẩm có chứa cồn, cafein, gas…Không uống bằng ống hút đồng thời ưu tiên các thực phẩm ít phải nhai như cháo, sữa, súp…Hạn chế thực phẩm cay nóng, quá lạnh…
- Không hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa một số chất có thể làm vết thương chậm lành hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng. Bạn nên ngưng hút thuốc tối thiếu 72 giờ sau khi nhổ răng khôn hoặc lâu hơn có thể.
- Tái khám lại: Sau khoảng 7 – 10 ngày sau khi nhổ răng bạn hãy quay lại nha khoa để tái khám nếu có chỉ định của bác sĩ nhé.
Bạn có thể chườm đá lên vùng má bên ngoài vết mổ để giảm đau hiệu quả.
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
-
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page